Hiện tượng rong kinh là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe sinh sản của chị em đang có vấn đề. Vậy rong kinh là bị bệnh gì và cách chữa như thế nào? Theo các bác sĩ chuyên khoa, ngay khi gặp phải các biểu hiện rong kinh thì chị em nên đi thăm khám ngay để được hỗ trợ điều trị phù hợp.
Rong kinh là gì?
Rong kinh là tình trạng nữ giới có thời gian hành kinh kéo dài trên 7 ngày so với các chu kỳ nguyệt bình thường trước đó. Lượng máu kinh mất đi nhiều và gây ra rất nhiều tác hại nghiêm trọng đối với tâm lý, sức khỏe của chị em.
Thông thường, một chu kỳ kinh nguyệt được coi là bình thường thường kéo dài trong khoảng từ 28 – 32 ngày, số ngày hành kinh sẽ là từ 3 – 5 ngày. Lượng máu kinh mất đi dao động từ 60 – 80ml, máu thường có màu đỏ sẫm, không có các cục máu đông.
Đối với những chị em có số ngày hành kinh kéo dài trên 7 ngày, lượng máu kinh mất đi nhiều hơn 80ml/chu kỳ thì có thể chị em đã bị rong kinh.
Bệnh rong kinh được chia thành 2 dạng:
- Rong kinh cơ năng
- Rong kinh thực thể
Biểu hiện của hiện tượng rong kinh
Chị em có thể nhận biết hiện tượng rong kinh qua những biểu hiện, dấu hiệu sau:
- Thời gian hành kinh kéo dài, thường kéo dài trên 7 ngày.
- Chu kỳ kinh nguyệt không đều, có lúc đến sớm, có lúc đến muộn.
- Lượng kinh nguyệt ra nhiều, ra liên tục trong vài giờ.
- Chị em thường xuyên phải thay băng vệ sinh liên tục, đặc biệt là thay nhiều vào ban đêm.
- Nhiều trường hợp kinh nguyệt ra nhiều đến nỗi cần phải dùng 2 cái băng vệ sinh cùng lúc để thay.
- Máu kinh có dấu hiệu đóng thành từng cục, có nhiều cục máu đông, máu có màu đỏ tươi.
- Có dấu hiệu rong kinh trong 2 kỳ kinh liên tiếp.
- Trong những ngày có kinh nguyệt, chị em bị đau bụng dữ dội.
- Máu kinh ra nhiều và chị em có biểu hiện của chứng thiếu máu như người xanh xao, chóng mặt, hoa mắt, mệt mỏi, ngất xỉu, thở dốc…
- Máu kinh ra nhiều khiến mọi sinh hoạt, cuộc sống của chị em bị xáo trộn.
Nguyên nhân hiện tượng rong kinh
Về nguyên nhân, hiện tượng rong kinh bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau:
-
Do tuổi tác
Đối với những bạn gái khi bước vào độ tuổi dậy thì, khi mới có kinh nguyệt hoặc ở những phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh thường dễ gặp phải hiện tượng rong kinh.
Hai nhóm đối tượng này đều có hàm lượng nội tiết tố thay đổi đột ngột, lúc tăng lúc giảm khiến hoạt động của niêm mạc tử cung bị ảnh hưởng, máu kinh có thể thoát ra nhiều hơn, kéo dài hơn so với bình thường.
-
Do tác dụng phụ của thuốc tránh thai
Thuốc tránh thai là một biện pháp tránh thai được khá nhiều chị em sử dụng do tiện lợi, dễ sử dụng. Tuy nhiên, việc lạm dụng nó lại khiến chị em gặp phải nhiều hậu quả nghiêm trọng, trong đó có hiện tượng rong kinh.
Bên cạnh đó, lạm dụng thuốc tránh thai còn khiến chị em dễ gặp phải một số tác dụng phụ như chóng mặt, chu kỳ kinh nguyệt không đều, buồn nôn, đau đầu…
-
Rối loạn nội tiết tố gây ra hiện tượng rong kinh
Một trong những nguyên nhân gây rong kinh đó là do rối loạn nội tiết tố. Trong cơ thể của nữ giới, hai hormone estrogen và progesterone có nhiệm vụ chi phối chu kỳ kinh nguyệt.
Khi hai lượng hormone này có sự thay đổi, lớp niêm mạc tử cung cũng bị ảnh hưởng và bong tróc ra nhiều khiến chị em gặp phải hiện tượng rong kinh.
-
Do viêm nhiễm phụ khoa
Bị rong kinh cũng có thể là do chị em mắc phải một số bệnh viêm nhiễm phụ khoa như viêm nội mạc tử cung, polyp tử cung, u xơ tử cung, hội chứng đa nang buồng trứng…
-
Nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân trên, rong kinh còn bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác như căng thẳng, mệt mỏi, chế độ sinh hoạt không khoa học, nạo phá thai nhiều lần, thực hiện các thủ thuật phụ khoa không đảm bảo, mắc các bệnh lý mãn tính…
Hiện tượng rong kinh kéo dài liên tục nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe. Do đó, chị em không nên chủ quan với hiện tượng này, hãy đi thăm khám ngay để được hỗ trợ điều trị.
Cách chữa rong kinh hiệu quả
Thường thì ở một số trường hợp, hiện tượng rong kinh không diễn ra liên tục mà chỉ xuất hiện một hai lần và tự khỏi thì không cần lo ngại. Tuy nhiên, những trường hợp rong kinh kéo dài, liên tục thì cần có sự thăm khám của bác sĩ, sau đó sẽ có cách chữa cũng như phương pháp điều trị phù hợp.
Hiện tượng rong kinh có thể được chữa trị bằng những cách sau:
Điều trị nội khoa
Đối với những trường hợp nhẹ có thể sử dụng các loại thuốc điều trị có tác dụng bổ sung, cân bằng nội tiết tố. Từ đó giúp điều hòa, ổn định lại chu kỳ kinh nguyệt cho chị em.
Thuốc điều trị sẽ do bác sĩ kê đơn theo đúng trường hợp và chị em khi sử dụng thuốc thì cần tuân thủ việc dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Điều trị ngoại khoa
Nếu trường hợp rong kinh do mắc các bệnh lý phụ khoa thì các bác sĩ sẽ tiến hành điều trị bằng các phương pháp, kỹ thuật hiện đại nhằm tiêu diệt, điều trị dứt điểm bệnh.
Điều trị tại nhà
Ngoài những cách chữa rong kinh trên, chị em cũng có thể áp dụng một số cách tại nhà đơn giản sau:
- Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, nên bổ sung đầy đủ các loại thực phẩm như: Các loại thịt đỏ, ngũ cốc, rau xanh, trái cây tươi, gan động vật, rau ngải cứu, cá thu, cá hồi, cá cơm, hạt chia, gừng, rau mùi tây, hải sản, bông cải xanh, đu đủ, cà chua, bí đỏ…
- Nghỉ ngơi tại nhà hợp lý trong những ngày có kinh nguyệt.
- Trong những ngày bị rong kinh, cần hạn chế đi lại, vận động mạnh, làm việc quá sức.
- Giữ tinh thần thoải mái, ổn định.
- Xây dựng thời gian học tập, làm việc hợp lý, ngủ nghỉ đúng giờ.
- Hạn chế sử dụng các loại thức ăn có tính lạnh, đồ ăn có vị chua, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán, đồ ăn chế biến sẵn, đồ ăn đóng hộp.
- Tránh sử dụng các chất kích thích không tốt như bia, rượu, cà phê…
- Kiêng quan hệ tình dục trong những ngày bị rong kinh.
- Vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ, cần thay băng vệ sinh đúng cách.
Trên đây là những thông tin về hiện tượng rong kinh và cách chữa hiệu quả, hy vọng chị em còn chưa biết có thể nắm rõ. Nếu còn băn khoăn nào, chị em có thể chat với bác sĩ tại đây hoặc gọi điện đến số 0365 116 117 để được các chuyên gia tư vấn, giải đáp một cách cụ thể, chi tiết.
Xem thêm:
Chậm kinh nguyệt là gì? Nguyên nhân và cách chữa