Bệnh giang mai là bệnh xã hội nguy hiểm, gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe của con người và toàn cộng đồng. Đối với phái nữ nếu như nhiễm phải giang mai sẽ còn gây ra nhiều tồn thương cho cơ thể, cho nên cần phải được phát hiện sớm qua nguyên nhân, dấu hiệu ban đầu nhằm tìm ra phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả.
Bệnh giang mai là gì?
Giang mai là một trong những bệnh xã hội phổ biến hiện nay, do xoắn khuẩn treponema pallidum gây ra. Xoắn khuẩn này có thể xâm nhập trực tiếp vào cơ thể người thông qua bộ phận sinh dục, mắt, môi, miệng…
Nguyên nhân gây bệnh giang mai ở nữ
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh giang mai ở nữ giới, chính vì con đường lây nhiễm bệnh đa dạng nên chỉ cần chị em không cẩn thận trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, có thể sẽ tăng nguy cơ mắc giang mai cho cơ thể của mình. Do vậy, mọi người nên chú ý về một số con đường lây nhiễm giang mai ở nữ giới như sau:
Lây truyền bệnh qua quan hệ tình dục không an toàn
Nhu cầu quan hệ tình dục là một trong những mong muốn thỏa mãn sinh lý của từng người, cho nên, rất nhiều người dễ bị nhiễm giang mai qua con đường này. Việc quan hệ tình dục không an toàn có bao gồm rất nhiều hình thức, tuy nhiên chủ yếu là do không dùng bao cao su.
Ngoài ra, những nữ giới có tư tưởng phóng khoáng, thích quan hệ nhiều tư thế khác nhau như bằng miệng, quan hệ với nhiều người cùng một lúc,… sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh lên rất nhiều. Tỷ lệ lây nhiễm giang mai dù chỉ có 1 lần quan hệ tình dục là khoảng 35% – con số khá cao.
Vì là con đường lây nhiễm chính nên rất nhiều người vẫn không biết mình đang mắc bệnh cho đến khi xét nghiệm kiểm tra đầy đủ. Điều này dẫn đến tình trạng ủ bệnh kéo dài, khiến cho quá trình lây nhiễm giang mai thiếu kiểm soát diễn ra nhiều hơn.
Truyền máu sai cách gây nhiễm bệnh giang mai
Việc truyền máu là quá trình cần phải thực hiện qua những việc như kiểm tra, xét nghiệm hoặc điều trị các bệnh về thiếu máu, chấn thương dẫn đến suy giảm lượng máu trong cơ thể. Tuy nhiên, nếu như quá trình truyền máu gặp phải nhiều vấn đề như không khử khuẩn kim tiêm, truyền máu của người đang có bệnh giang mai,… thì có thể sẽ gây ra nguy cơ cao nhiễm khuẩn giang mai vào trong sức khỏe của bản thân mình.
Tình trạng truyền máu sai cách không quá phổ biến trong nền y tế hiện đại ngày nay, tuy nhiên, đó vẫn là nguy cơ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe con người, mọi người vẫn nên chú ý để đảm bảo an toàn cho bản thân.
Tiếp xúc với vết thương hở có chứa dịch tiết của người bệnh
Những người đang bị giang mai thường rất dễ bị tổn thương ngoài da do xoắn khuẩn sẽ tấn công trực tiếp vào hệ miễn dịch cơ thể người bệnh, làm hình thành nhiều vết thương ngoài da. Bên cạnh đó, những vết săng giang mai và tình trạng da lở loét cũng sẽ tiềm ẩn nguy cơ lây bệnh nếu có người chạm vào.
Tuy nhiên, thường thì chỉ khi bạn có sự va chạm quá nhiều với người mắc bệnh giang mai thì mới tỷ lệ nhiễm khuẩn giang mai mới cao, còn không thì không cần lo lắng quá mức.
Người mẹ lây bệnh giang mai cho con
Trường hợp này thường xảy ra khi người mẹ nhiễm khuẩn giang mai không hề biết trong cơ thể của mình đang mang thai hoặc người mẹ đang trong thời kỳ ủ bệnh giang mai mà lại mang thai như bình thường. Dù trong trường hợp nào, người mẹ vẫn bị đặt trong thế bị động khi không hề biết rằng trong cơ thể của mình có sự thay đổi lớn.
Tuy nhiên, tình trạng di truyền bệnh giang mai cho con hiện nay không quá nhiều bởi hầu hết các cặp vợ chồng trước khi sinh con đều đi khám, kiểm tra sức khỏe để đảm bảo điều kiện tốt nhất cho sức khỏe của em bé. Một số trường hợp mang thai ngoài ý muốn hoặc đã từng quan hệ với nhiều người đối mặt với nhiều nguy cơ mắc bệnh giang mai, sau đó lây nhiễm cho em bé trong bụng.
Xem thêm:
Xét nghiệm giang mai ở đâu tốt
Dấu hiệu giang mai ở nữ cần chú ý
Giang mai là căn bệnh có thời gian ủ bệnh dài nên dấu hiệu thường không quá rõ rệt, ngoài ra, vì xoắn khuẩn sẽ xâm nhập từ từ vào cơ thể của người bệnh nên sẽ có giai đoạn phát triển bệnh tương ứng theo từng triệu chứng khác nhau. Một số dấu hiệu bệnh giang mai ở nữ cần chú ý là:
Giai đoạn bệnh giang mai khởi phát
Khoảng thời gian từ lúc xoắn khuẩn xâm nhập thành công vào cơ thể cho đến khi xuất hiện những biểu hiện đầu tiên của bệnh, thường sẽ rơi vào khoảng từ 7 ngày cho đến khoảng ngày thứ 90. Tùy theo tình trạng sức khỏe thực tế mà sẽ có những triệu chứng khác nhau, nhưng các tổn thương ngoài da sẽ xuất hiện đầu tiên.
Giai đoạn đầu sẽ xuất hiện các săng giang mai – những vết có hình tròn, bầu dục, nền đỏ và cứng, bờ nhẵn và không có mủ. Thường những nơi ẩm ướt như trong khoang miệng, hậu môn, âm đạo của phụ nữ sẽ xuất hiện nhiều săng giang mai trong khoảng 1 – 4 tuần rồi sẽ tự động biến mất, rất nhiều người chủ quan vì nghĩ rằng mình đã khỏi bệnh hoặc không mắc phải căn bệnh nào nghiêm trọng.
Giai đoạn 2 – dấu hiệu giang mai rõ ràng hơn
Thời gian xuất hiện các triệu chứng của giai đoạn 2 khá lâu, cụ thể khoảng từ 6 – 10 tuần, thậm chí có thể dài hơn nên mọi người cần chú ý thì sẽ phát hiện được những bất thường dễ dàng. Các nốt ban xuất hiện đối xứng nhau, có màu hồng hoặc tím như hoa đào, không nổi gờ lên hẳn trên bề mặt da, chúng sẽ xuất hiện được một thời gian rồi nhạt mất đi.
Một số bệnh nhân giang mai khi đang ở giai đoạn 2 cũng xuất hiện nhiều mảng sần với nhiều kích thước to nhỏ hoặc có thể là những nốt mụn nước, mảng loét. Đi kèm với các biểu hiện giang mai ở trên là triệu chứng sốt, mỏi mệt, đau tức bụng, nổi nhiều hạch, đau khớp, nhức đầu,… làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt.
Giai đoạn 3 – giai đoạn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm
Giai đoạn tiềm ẩn tưởng chừng như mang lại an toàn cho sức khỏe của người bệnh, nhưng thực chất sẽ có nhiều nguy hiểm xảy ra và mang đến những di chứng ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài, thậm chí đe dọa đến an toàn tính mạng của người bệnh. Thêm vào đó, khoảng thời gian tiềm ẩn kéo dài rất lâu, thường khoảng từ 10 – 30 năm nên nhiều người không có mong muốn điều trị bệnh dứt điểm.
Giai đoạn cuối – xoắn khuẩn giang mai tấn công cơ thể
Giai đoạn cuối mắc giang mai, người bệnh sẽ thường có cảm giác mệt mỏi, suy nhược, người bệnh sẽ thường rơi vào trạng thái tê liệt cơ thể do xoắn khuẩn đã tấn công vào toàn bộ các cơ quan nội tạng, não bộ, hệ thống thần kinh trung ương gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Dù cho lúc này, người bệnh tiếp tục điều trị thì hiệu quả khỏi bệnh vẫn khá hạn hữu, khó có thể đảm bảo được rằng sẽ tiêu diệt được hết mầm bệnh trong người do xoắn khuẩn đã xâm nhập sâu vào mọi ngóc ngách, nguy cơ tử vong là rất cao.
Cách điều trị bệnh giang mai ở nữ
Việc thực hiện điều trị giang mai ở nữ giới cần phải thông qua xét nghiệm, kiểm tra đầy đủ thì mới đảm bảo được kết quả điều trị sau cùng chính xác, hiệu quả. Dưới đây là một số xét nghiệm mà chị em phụ nữ cần thực hiện, sau đó bác sĩ sẽ đưa ra liệu trình chữa bệnh phù hợp:
Thực hiện xét nghiệm như thế nào?
Xét nghiệm giang mai là cách duy nhất phát hiện ra xoắn khuẩn giang mai mà không cần phát hiện ra biểu hiện của bệnh rõ ràng. Một số xét nghiệm sẽ phát hiện ra xoắn khuẩn gây bệnh giang mai bao gồm xét nghiệm máu, kiểm tra mẫu phẩm trên cơ thể người bệnh, xét nghiệm TPHA hiện đại để tìm ra hướng điều trị, xét nghiệm dịch não tủy,… nhằm tìm ra cách chữa giang mai thích hợp.
Việc chẩn đoán bệnh kịp thời sẽ giúp tìm ra nhiều phương pháp đảm bảo an toàn cho sức khỏe, không nên tùy tiện điều trị bằng việc dùng nhiều thuốc lung tung vì có thể sẽ khiến cho ảnh hưởng đến sức khỏe.
Áp dụng phương pháp điều trị phù hợp
Tùy theo tình trạng bệnh mà sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau, với nền y tế hiện đại ngày nay, có rất nhiều cách chữa giang mai ở nữ hiệu quả mà có thể được áp dụng cho mọi người:
Điều trị nội khoa
Dùng thuốc uống là dạng kháng sinh đặc biệt và thuốc bôi để diệt xoắn khuẩn, ngăn ngừa tổn thương ngoài da để tránh để lại sẹo và biểu hiện bệnh về lâu dài. Sử dụng thuốc kháng sinh cũng là một cách thay đổi cấu trúc virus gây bệnh và hạn chế xoắn khuẩn sinh sôi, phát triển mạnh thêm
Sử dụng liệu pháp tăng cường hệ miễn dịch
Đây là liệu pháp hiện đại, kết hợp việc diệt khuẩn giang mai cùng với lộ trình tăng cường hệ miễn dịch, giúp cho cải thiện sức khỏe người bệnh nhanh chóng, hạn chế những phản ứng tiêu cực do tác động của mầm bệnh. Ngoài ra, cách điều trị tân tiến trên cũng sẽ đảm bảo cho sức khỏe người bệnh ổn định hơn, hiệu quả chữa bệnh cũng cao hơn so với việc chỉ dùng thuốc.
Mong rằng những thông tin có trong bài viết trên về căn bệnh giang mai ở nữ bao gồm nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị bệnh hiệu quả, đã giúp cho mọi người có được cái nhìn tổng quan chính xác về căn bệnh. Vì nữ giới là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới, cho nên, chị em nên chú ý duy trì cuộc sống khoa học, lành mạnh để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Nếu như có bất thường và nghi ngờ đó là biểu hiện của bệnh giang mai, nữ giới hãy đi kiểm tra sức khỏe tại cơ sở y tế hoặc liên hệ theo hotline 0365 116 117 để được trợ giúp kịp thời.