Quy trình khám phụ khoa bao gồm những gì

Khám phụ khoa là một việc làm vô cùng cần thiết đối với chị em phụ nữ.  Tuy nhiên với những chị em chưa đi khám phụ khoa lần nào thì sẽ khá băn khoăn không biết khám phụ khoa sẽ như thế nào, quy trình khám phụ khoa gồm những bước gì. Sau đây các chuyên gia phòng khám phụ khoa Thái Hà sẽ chia sẽ chia sẻ cho chị em những

Khám phụ khoa là khám những gì?

Khám phụ khoa là việc thăm khám, kiểm tra cơ quan sinh sản của người phụ nữ. Việc thăm khám này thường là kiểm tra các bộ phận, cơ quan như âm đạo, âm hộ, cổ tử cung, tử cung, buồng trứng, vòi trứng, ống dẫn trứng…

Khi thăm khám, kiểm tra, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra đầy đủ, chi tiết nhằm phát hiện chính xác bất kỳ vấn đề nào đó để đưa ra hướng xử lý phù hợp cho chị em.

Trong quá trình khám phụ khoa, bác sĩ sẽ chỉ định chị em làm thêm các xét nghiệm cần thiết như xét nghiệm Pap, sinh thiết cổ tử cung… đối với những trường hợp nghi ngờ là có tế bào ung thư phát triển ở cổ tử cung.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, chị em nên đi khám phụ khoa định kỳ 6 tháng một lần nhằm giúp các bác sĩ phát hiện ra chính xác tình trạng bệnh lý mà chị em gặp phải, sau đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Khi thăm khám phụ khoa, chị em không chỉ biết được vấn đề mà mình đang gặp phải mà qua đó, chị em còn nắm rõ hơn về tình trạng sức khỏe của mình, biết rõ xem sức khỏe của mình có ổn định hay không.

Đặc biệt, đối với những chị em chuẩn bị kết hôn, chuẩn bị mang thai khi đi khám phụ khoa sẽ yên tâm hơn về tình trạng sức khỏe của mình, từ đó giúp quá trình mang thai diễn ra thuận lợi, không có vấn đề bất thường.

Ngoài ra, chị em khi đi khám phụ khoa còn được các bác sĩ tư vấn, hướng dẫn cách chăm sóc sức khỏe sinh sản, các biện pháp phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục, biện pháp phòng ngừa thai an toàn…

Lưu ý, không phải cứ 6 tháng mới đi khám phụ khoa mà chị em cần chủ động đi khám phụ khoa ngay khi có các biểu hiện bất thường như: Bộ phận sinh dục sưng tấy, đau rát, ngứa ngáy; khí hư tiết ra nhiều kèm mùi hôi, màu sắc lạ; kinh nguyệt không đều, rối loạn kinh nguyệt; đau tức vùng bụng dưới, đau thắt lưng, đau vùng chậu…

Để kết quả khám phụ khoa chính xác thì chị em cũng cần lưu ý lựa chọn địa chỉ khám phụ khoa tin cậy, chất lượng để đi khám. Không nên tham rẻ lựa chọn những địa chỉ không uy tín vì sẽ dễ gặp phải nhiều hậu quả nguy hiểm.

Quy trình khám phụ khoa

Vẫn có nhiều chị em do lần đầu nên vẫn còn thắc mắc không biết quy trình khám phụ khoa như thế nào. Cụ thể thì quy trình khám phụ khoa bao gồm có các bước sau:

Bước 1: Kiểm tra tổng quát

Bước đầu tiên, các bác sĩ sẽ hỏi rõ các thông tin như tiền sử bệnh lý, các dấu hiệu bất thường, chu kỳ kinh nguyệt, loại thuốc đang điều trị, đã từng quan hệ hay chưa…

Các bác sĩ cũng kiểm tra các chỉ số như cân nặng, chiều cao, huyết áp… cho chị em.

Bước 2: Thăm khám bên ngoài

Bước tiếp theo, bác sĩ sẽ quan sát bộ phận sinh dục ngoài của chị em xem có vấn đề gì bất thường không. Bằng việc kiểm tra các nếp gấp ở âm hộ, âm đạo, môi nhỏ, môi lớn… xem có mụn cóc, nốt loét, dấu hiệu viêm nhiễm, dấu hiệu của các bệnh lây truyền qua đường tình dục… hay không.

Nếu phát hiện các biểu hiện bất thường, chị em sẽ được chỉ định làm các xét nghiệm có liên quan nhằm chẩn đoán bệnh.

Đồng thời, ở bước thăm khám này, bác sĩ sẽ kiểm tra, thăm khám vùng ngực xem có dấu hiệu của khối u hay dấu hiệu của bệnh ung thư vú hay không.

Bước 3: Khám bằng dụng cụ chuyên dụng

Bước thăm khám tiếp theo, bác sĩ sẽ sử dụng mỏ vịt đã được bôi trơn cẩn thận đưa vào âm đạo rồi cố định lại, sau đó quan sát xem âm đạo xem có dấu hiệu gì bất thường hay không. Đối với trường hợp phát hiện có tổn thương, viêm nhiễm thì bác sĩ sẽ lấy mẫu dịch ở âm đạo đem đi xét nghiệm.

Những chị em chưa có quan hệ tình dục, thường thì bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm ổ bụng. Còn với những chị em đã có quan hệ thì bác sĩ sẽ sử dụng đầu dò để tiến hành kiểm tra, thăm khám.

Bước 4: Khám vùng bụng

Ở bước thăm khám này, bác sĩ sẽ kiểm tra xem vùng bụng của chị em có dấu hiệu của khối u, vết sẹo hay không. Đồng thời kiểm tra về kích thước, vị trí và hình dạng của tử cung bằng các máy móc y tế hiện đại, chuyên dụng.

Bước 5: Làm xét nghiệm

Một số trường hợp phát hiện có bệnh lý, bác sĩ sẽ chỉ định làm thêm các xét nghiệm như xét nghiệm dịch âm đạo, xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu… để giúp chẩn đoán bệnh chính xác hơn.

Bước 6: Khám trực tràng

Một trong những bước khám phụ khoa đó là khám trực tràng, bác sĩ sẽ dùng găng tay y tế đã được bôi trơn rồi sử dụng một hoặc hai ngón tay, đeo găng vào và nhẹ nhàng đưa vào âm đạo nhằm kiểm tra các cơ nối giữa âm đạo và hậu môn xem có khối u nào ở khu vực này không hoặc các dấu hiệu bất thường khác.

Cuối cùng, sau khi đã có kết quả, bác sĩ sẽ kết luận về tình trạng sức khỏe của chị em. Sau đó đưa ra phương pháp điều trị thích hợp đối với từng trường hợp.

Hy vọng qua đây, chị em đã nắm rõ hơn về khám phụ khoa là khám những gì? Quy trình khám phụ khoa. Chính vì vậy, chị em nên tự bảo vệ sức khỏe của mình bằng cách đi khám phụ khoa định kỳ tại cơ sở y tế uy tín, chất lượng.

Xem thêm:

Khám phụ khoa hết bao nhiêu tiền?

Top 10 cách chữa trị bệnh viêm nhiễm phụ khoa hiệu quả

Những dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa nguy hiểm chị em lưu ý