Khám phụ khoa bằng mỏ vịt có đau không?

Khám phụ khoa có đau không là thắc mắc của nhiều chị em. Đây là việc làm cần thiết bạn nên tiến hành định kỳ 6 tháng/lần hoặc khi thấy xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.

Bạn Thu Hường (Thái Nguyên) gửi câu hỏi thắc mắc tới phòng khám với nội dung như sau: “Thưa bác sĩ tôi chuẩn bị kết hôn nên muốn thăm khám phụ khoa xem có bị vấn đề bất thường gì không. Tôi nghe nói khi khám phụ khoa bác sĩ sẽ dùng phễu mỏ vịt để tách âm đạo ra. Tôi chưa từng khám phụ khoa nên nghĩ việc này sẽ rất đau đớn. Mong bác sĩ có thể giải đáp khám phụ khoa có đau không? Làm sao để giảm bớt đau đớn trong quá trình khám? Chi phí khám phụ khoa mất bao nhiêu tiền? Mong sớm nhận được hồi đáp. Tôi xin chân thành cảm ơn!”.

Khám phụ khoa bằng mỏ vịt

Trả lời

Chào bạn, rất cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi tư vấn đến Phòng khám đa khoa Thái Hà.

Nhiều nữ giới cho rằng chỉ khi có bệnh mới cần đi khám phụ khoa. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế khuyên bạn nên khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm các bệnh lý bất thường. Có những bệnh phụ khoa triệu chứng nhận biết không rõ ràng nên chỉ được phát hiện khi đi khám phụ khoa.

Bạn nên đi khám phụ khoa trước khi kết hôn để chắc chắn tình trạng sức khỏe của mình và chuẩn bị tốt nhất cho quá trình mang thai và sinh con nhé!

Về vấn đề khám phụ khoa bằng phễu mỏ vịt có đau không và chi phí hết khoảng bao nhiêu tiền các bác sĩ tại Phòng khám đa khoa Thái Hà sẽ chia sẻ chi tiết hơn trong nội dung bài viết dưới đây.

Khám phụ khoa bằng mỏ vịt có đau không?

Nhiều chị em nghĩ khám phụ khoa rất phức tạp và đau đớn. Thực tế, quy trình khám phụ khoa diễn ra khá nhanh chóng, đơn giản.

Quy trình khám phụ khoa thường diễn ra từ 10 – 15 phút và trải qua 4 bước cơ bản sau:

  • Bước 1: Thăm khám bên ngoài vùng kín, kiểm tra hình dáng bên ngoài, nếp gấp âm đạo, âm hộ, dịch tiết âm đạo…xem có bất thường gì không. Việc này sẽ giúp phát hiện các mụn cóc sinh dục, dịch tiết âm đạo bất thường, ngứa ngáy, niêm mạc âm đạo sưng đỏ.
  • Bước 2: Dùng phễu mỏ vịt đã được vô trùng và bôi chất bôi trơn để tách âm đạo ra. Phễu mỏ vịt có thể bằng nhựa hoặc kim loại. Bạn có thể thấy có đôi chút khó chịu nhưng cảm giác này sẽ nhanh chóng qua đi. Bác sĩ sẽ điều chỉnh vị trí của phễu mỏ vịt để thăm khám các vị trí khác nhau.
  • Nếu bạn muốn quan sát trực tiếp quá trình có thể nói với bác sĩ. Nhân viên y tế sẽ đặt 1 chiếc gương để bạn có thể quan sát quá trình thăm khám.
  • Bác sĩ sẽ dùng 1 dụng cụ giống như chiếc thìa nhỏ hoặc bàn chải nhỏ để lấy tế bào nhỏ từ cổ tử cung và mang đi xét nghiệm Pap. Việc này sẽ giúp phát hiện các bệnh lây truyền qua đường tình dục, dấu hiệu tiền ung thư hoặc ung thư cổ tử cung.
  • Bước 3:  Bác sĩ sẽ kiểm tra bằng tay đã được đeo bao tay và bôi chất bôi trơn. Việc này sẽ giúp bác sĩ phát hiện các vấn đề bất thường như: kích thước, vị trí tử cung, tử cung mở rộng (dấu hiệu mang thai hoặc chửa ngoài dạ con), các triệu chứng đau, sưng ống dẫn trứng, các khối u bất thường…
  • Bước 4: Kiểm tra trực tràng bằng tay sẽ giúp bác sĩ kiểm tra vùng cơ bắp giữa âm đạo, hậu môn, các khối u phía sau hậu môn, trực tràng hoặc trong âm đạo.

Lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa

Việc khám phụ khoa bằng phễu mỏ vịt không gây nhiều đau đớn nên bạn đừng quá lo lắng. Bạn sẽ thấy chút khó chịu khi có vật lạ đi sâu vào trong âm đạo nhưng cảm giác này cũng sẽ nhanh chóng qua đi.

Để tránh đau đớn bạn nên giữ tâm trạng thoải mái, tránh căng thẳng, stress hay lo lắng thái quá. Bạn càng lo lắng, cơ âm đạo sẽ siết chặt và khó thăm khám hơn.

Chi phí khám phụ khoa tại mỗi cơ sở cũng sẽ có sự chênh lệch khác nhau nên rất khó để đưa ra một con số cụ thể. Để đạt hiệu quả bạn hãy đến các cơ sở y tế uy tín, chất lượng, có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.

Trên đây là những chia sẻ về vấn đề khám phụ khoa có đau không và những lưu ý cần thiết. Hy vọng sẽ cung cấp tới bạn những thông tin bổ ích và cần thiết.