Bệnh trĩ nội là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ nội như thế nào? Đây là câu hỏi được rất nhiều người bệnh mắc phải quan tâm để hiểu rõ hơn về bệnh hãy cùng bác sĩ chuyên khoa Thái Hà chia sẻ:
Bệnh trĩ nội là gì?
Bệnh trĩ nội hình thành khi các tĩnh mạch quanh vùng hậu môn bị co giãn quá mức dẫn đến sưng phồng. Gọi là trĩ nội khi búi trĩ xuất hiện phía trên đường lược và mắt thường không thể nhìn thấy hay không thể cảm nhận được.
Ban đầu bệnh trĩ nội là những búi trĩ nhỏ nằm phía bên trong hậu môn, sau đó phát triển và sa ra ngoài khiến người bệnh vô cùng đau đớn và khó chịu.
Nguyên nhân mắc bệnh trĩ nội
Bệnh trĩ nội được hình thành xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là do chế độ ăn uống không đảm bảo, chế độ sinh hoạt không hợp lý cũng có thể là do cơ thể đang mắc phải một bệnh lý về hậu môn trực tràng.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ nội sẽ giúp chúng ta có biện pháp phòng và điều trị kịp thời, khoa học, kịp thời ngăn chặn các biến chứng nặng nề.
Sau đây là những nguyên nhân chính được các bác sĩ Thái Hà chia sẻ cho bạn:
- Do thói quen ăn uống không khoa học: ăn nhiều đồ cay nóng có hại cho sức khỏe, uống rượu bia, sử dụng chất kích thích, ăn ít chất xơ, uống ít nước… tất cả đều dẫn đến nguy cơ mắc bệnh trĩ.
- Do táo bón: Nếu bị táo bón lâu ngày cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ. Không có thói quen đi đại tiện hàng ngày, đi đại tiện lâu, phải rặn khi đi đại tiện. Ở trẻ nhỏ nếu trường hợp táo bón mà không có sự can thiệp kịp thời của bác sĩ cũng có thể dẫn đến bệnh trĩ nội
- Do luyện tập: Đối với những đối tượng ngồi lâu như nhân viên van phòng, lái xe taxi, thợ may,… cần rèn luyện và vận động nếu không nguy cơ mắc bệnh trĩ nội là rất cao. Tạo cho mình thói quen thể dục mỗi ngày, áp dụng các bài tập nhẹ, tốt cho bụng và giãn cơ,…
- Quá trình mang thai và sinh con: Trong quá trình mang thai, đặc biệt là những tháng cuối do áp lực tăng lên ở vùng chậu nhiều phụ nữ càng mắc phải căn bệnh này. Khi sinh nở do họ phải dùng sức để rặn và đẩy em bé ra ngoài cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh trĩ.
- Bệnh tật: Do cơ thể người bệnh đã có tiền sử mắc các bệnh về xương chậu. Yếu tố này thường gặp ít, tuy nhiên cũng không loại trừ khả năng này.
- Những nhân tố tác động bên ngoài như: ngồi xổm lâu, vùng hậu môn không được vệ sinh sạch sẽ, quan hệ tình dục qua hậu môn là những đối tượng mắc bệnh trĩ nội khá cao.
Dấu hiệu bệnh trĩ nội
Bệnh trĩ nội giai đoạn đầu
Ban đầu bệnh trĩ nội chưa có biểu hiện gì rõ rệt, sau khi phát triển nặng hơn thì sẽ có những biểu hiện như đau khi đại tiện, đi ngoài ra máu, lượng máu ban đầu có thể ít, nhỏ giọt nhưng ngày càng nhiều hơn khiến người bệnh thấy khó khăn mỗi khi đi đại tiện.
Ban đầu búi trĩ ở bên trong hậu môn nên không nhìn thấy hay sờ thấy được. Nhưng khi búi trĩ sa ra ngoài người bệnh sẽ thấy cộm, ngứa ở vùng hậu môn.
Giai đoạn thứ 2
Bệnh trĩ nội phát triển sẽ to dần, lúc này búi trĩ sẽ ra ngoài khi đi đại tiện và sau đó sẽ tự động co lại vào bên trong hậu môn. Lúc này, tình trạng chảy máu đã giảm thiểu hơn so với giai đoạn đầu.
Giai đoạn thứ 3
Búi trĩ nội phát triển lớn, có màu xám, cứng. Khi đi đại tiện, chạy bộ, hắt hơi, ho hoặc đứng lâu thì búi trĩ sẽ dễ dấng ra ngoài và người bệnh phải dùng tay để đẩy búi trĩ vào trong. Trong giai đoạn này, trĩ nội sẽ chảy máu ít hơn hoặc không chảy máu nữa.
Trĩ nội ở giai đoạn cuối
Có thể gây ra chứng thiếu máu, người bệnh đi đại tiện hay tiểu tiện đều rất khó khăn.
Khi bị trĩ nội, bệnh nhân sẽ không có cảm giác đau, giai đoạn 1 và 2 hậu môn sẽ bị ngứa và sưng. Trong trường hợp nếu búi trĩ sa ra ngoài và bị kẹt lại, không thể co lại vào bên trong ống hậu môn có thể gay viêm loét, hoại tử, thậm chí là bị mưng mủ và phát triển thành các lỗ rò hậu môn.
Có thể bạn quan tâm:
Chi phí cắt trĩ ngoại hết bao nhiêu tiền?
Cách chữa bệnh trĩ tại nhà hiệu quả
Cách phòng tránh bệnh trĩ nội
Để phòng tránh bệnh trĩ nội bạn nên có chế độ sinh hoạt, ăn uống lành mạnh để bệnh trĩ không có cơ hội phát triển và gây bệnh khó khăn cho cuộc sống của bạn.
Sau đây là những cách phòng tránh bệnh trĩ nội mà các chuyên gia của phòng khám Thái Hà dành cho bạn:
- Tập thói quen đi cầu đều đặn hàng ngày: Hãy hình thành thói quen mỗi sáng thức dậy đi đại tiện đều đặn. Việc này có tác dụng rất lớn trong việc phòng tránh bệnh trĩ.
- Không nên nhịn đại tiện vì sẽ gây ra táo bón: Những thói quen như ngồi trong nhà vệ sinh quá lâu hoặc đọc báo, dùng điện thoại trong nhà vệ sinh, dùng lực quá sức … đều là thói quen không tốt cần thay đổi ngay lập tức giúp phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả.
- Điều chỉnh thói quen ăn uống: Bệnh trĩ là minh chứng điển hình cho câu nói bệnh tòng khẩu nhập. bởi vậy hãy điều chỉnh thói quen ăn uống một cách khoa học như hạn chế các chất kích thích như bia, rượu, trà, cà phê … cũng là cách giúp phòng tránh bệnh trĩ hữu hiệu. Uống nước đầy đủ, ăn nhiều chất xơ như rau củ, quả, ngũ cốc, nhất là khoai lang luộc rất tốt cho người bị bệnh trĩ.
- Thường xuyên vận động thể lực. Nên tập thể dục và chơi những môn thể thao nhẹ như bơi lội và đi bộ …
- Giữ vệ sinh vùng hậu môn: Hậu môn, trực tràng … là nơi có nhiều vi khuẩn nhất, dễ gây nên viêm nhiễm tuyến mỡ da và tuyến mồ hôi xung quanh hậu môn. Từ đó, sinh ra mụn nhọt và phù thũng. Âm đạo của nữ giới gần với hậu môn, chất bài tiết ở âm đạo cũng khá nhiều có thể kích thích da hậu môn gên nên bệnh trĩ. Do vậy, cần thường xuyên giữ vệ sinh sạch sẽ vùng này và thay quần lót thường xuyên sẽ có tác dụng phòng tránh bệnh trĩ nội.
Bệnh trĩ nội nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm như tắc mạch, nghẹt một phần hoặc toàn bộ hậu môn, nhiễm khuẩn hậu môn hoặc có thể bị bội nhiễm. Do đó, việc phát hiện các triệu chứng bệnh trĩ nội là điều rất cần thiết đối với bệnh nhân
Trên đây là những chia sẻ của bác sĩ phòng khám đa khoa Thái Hà sẽ giúp các chị em hiểu thêm được những thông tin hữa ích cho mình về nguyên nhân, cách phòng tránh bệnh trĩ nội. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về bệnh, hãy gọi điện đường dây nóng của phòng khám theo số điện thoại 0365.116.117 để được tư vấn và đặt lịch khám.
Xem thêm: